Trả lời:
Nói chung, HĐLĐ sẽ chấm dứt hiệu lực do hết hạn trừ trường hợp NLĐ là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà HĐLĐ lại hết hạn[1]. Tuy nhiên, vì NLĐ là người nước ngoài không được quyền tham gia công đoàn Việt Nam nên họ sẽ không thuộc trường hợp ngoại lệ này.
Đối với trường hợp NLĐ bị ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, NSDLĐ sẽ không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ[2]. Tuy nhiên, đây là trường hợp HĐLĐ hết hạn chứ không phải là trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 36 BLLĐ nên việc HĐLĐ hết hạn không thuộc các trường hợp cấm NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ nêu trên.
Hơn nữa, các văn bản pháp luật hướng
dẫn có liên quan cũng chưa có quy định nào về trường hợp NSDLĐ phải tái ký HĐLĐ
khi “hết hạn” nếu NLĐ Việt Nam hoặc NLĐ là người nước ngoài đang điều trị tại một
cơ sở y tế. Bên cạnh đó, qua trao đổi không chính thức với chuyên viên của Bộ
LĐTBXH và Sở LĐTBXH thành phố Hà Nội thì đều được cho biết là HĐLĐ sẽ chấm dứt
khi hết hạn và NSDLĐ không bị bắt buộc phải tái ký đối với trường hợp NLĐ ốm
đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật Việt
Nam. Việc kéo dài tiếp tục HĐLĐ sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào ý định của các bên.
Như vậy, NLĐ là người nước ngoài nào đang điều trị tại cơ sở y tế sẽ không làm ảnh
hưởng đến việc chấm dứt HĐLĐ do HĐLĐ hết hạn.
[1] Điều 34.1 BLLĐ
[2] Điều 37.1 BLLĐ