Trả lời:
BLLĐ chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này và vẫn còn tồn tại các ý kiến trái chiều. Có quan điểm cho rằng, trong trường hợp này, NSDLĐ không phải chi trả tiền lương cho những ngày phép năm mà NLĐ chưa nghỉ vì Điều 113.4 BLLĐ có quy định rằng NSDLĐ có “trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết”. Như vậy, so với quy định trước đây thì quy định này không còn xem đây là quyền của NSDLĐ nữa mà đã chuyển thành nghĩa vụ của NSDLĐ mặc dù bản chất về nội dung thì vẫn giữ nguyên. Theo đó, sau khi được NSDLĐ thông báo cho NLĐ thì NLĐ phải tuân theo lịch nghỉ phép hằng năm đã được NSDLĐ tham khảo ý kiến của NLĐ.
Tuy nhiên, do đây là vấn đề còn khá nhiều tranh cãi, để tránh rủi ro pháp lý, NSDLĐ có thể chi trả toàn bộ tiền lương cho những ngày nghỉ phép năm mà NLĐ không nghỉ. Nếu vẫn không muốn thanh toán cho NLĐ, NSDLĐ nên tiến hành các công việc sau đây để hạn chế rủi ro như sau:
- Quy định khung lịch nghỉ phép hằng năm trong NQLĐ của doanh nghiệp được đăng ký với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp Tỉnh;
- Quy định khung lịch nghỉ phép hằng năm của NLĐ trong TƯLĐTT sau khi tiến hành thương lượng tập thể và có sự tán thành của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở;
- Ghi nhận về lịch nghỉ hằng năm trong HĐLĐ giao kết với NLĐ mới hoặc phụ lục HĐLĐ đối với NLĐ đang làm việc;
- Tiến hành thương lượng hằng năm với tập thể NLĐ và tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở cơ sở về lịch nghỉ phép hằng năm của NLĐ; và
- Trong thời gian NLĐ còn làm việc, NSDLĐ sẽ thông báo trước cho NLĐ về việc sắp xếp việc nghỉ phép năm theo đúng lịch nghỉ phép đã quy định nếu NLĐ không nghỉ thì sẽ bị rút phép.