NLĐ vào làm việc theo HĐLĐ mùa vụ thì không buộc phải thử việc. Tuy nhiên, nếu NSDLĐ tuyển dụng NLĐ vào làm việc theo một trong các loại HĐLĐ sau: (i) HĐLĐ không xác định thời hạn; hoặc (ii) HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; hoặc (iii) HĐLĐ cho một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, NSDLĐ và NLĐ có thể thỏa thuận về thử việc cũng như quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận. Ý tưởng đằng sau thỏa thuận thử việc là để cho NSDLĐ có thể thay đổi quyết định tuyển dụng NLĐ vào làm việc chính thức nếu nhận thấy NLĐ không phù hợp với công việc hoặc ngược lại, NLĐ cũng có thể dễ dàng nghỉ việc trong thời gian thử việc nếu NLĐ nhận thấy rằng công việc mình chọn không phù hợp. Tương ứng với một công việc mà NLĐ sẽ làm thì NSDLĐ chỉ được thỏa thuận thử việc một lần. Tuy nhiên, trong trường hợp mà NLĐ không đạt được yêu cầu đối với công việc làm thử nhưng ngay sau thời gian này NSDLĐ có đăng tuyển một vị trí công việc khác và NLĐ đã nộp đơn xin việc theo đúng quy trình tuyển dụng từ đầu của NSDLĐ và được NSDLĐ chấp nhận vào làm việc thì có thể được phép thử việc tiếp cho công việc mới.
Tùy vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc mà NLĐ sẽ làm cho NSDLĐ, thời gian thử việc không được vượt quá số ngày mà quy định của pháp luật lao động có yêu cầu. Cụ thể như sau:
Tuy nhiên, đối với NLĐ là người nước ngoài vào Việt Nam làm việc thì thường dưới hai hình thức. Hình thức thứ nhất là nếu làm việc dưới hình thức điều chuyển của Công ty mẹ và không có ký HĐLĐ với Công ty con, chi nhánh hay văn phòng đại diện của Công ty mẹ tại Việt Nam thì sẽ không có thời gian thử việc. Tuy nhiên, đối với hình thức thứ hai là NLĐ là người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo HĐLĐ ký với một pháp nhân tại Việt Nam thì dù trước khi vào làm việc phải có giấy phép lao động nhưng vẫn có thể có thời gian thử việc nếu NSDLĐ muốn và NLĐ là người nước ngoài đồng ý. Thời hạn của thời gian thử việc sẽ tùy theo từng chức danh nghề như đã nói ở trên. Về vấn đề này thì pháp luật lao động cũng không có đề cập đến nhưng có thể lập luận rằng NLĐ là người nước ngoài có thể có thời gian thử việc nếu hai bên có thỏa thuận như vậy vì mục đích của giấy phép lao động chỉ là cho phép NLĐ nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam từ ngày đầu tiên, còn việc thỏa thuận những tình huống chấm dứt trong bao nhiêu ngày (bao gồm cả thời gian thử việc) là do sự thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật lao động Việt Nam.