• VietnameseVietnamese
  • EnglishEnglish

Chia Sẻ Luật Lao Động

Tất cả cho cộng đồng nhân sự

Chuyên Mục

Menu
  • Các biểu mẫu nhân sự
  • Khóa Học Về Pháp Luật Lao Động
    • Offline
    • Online
  • Sách Về Pháp Luật Lao Động
    • Sách của Luật sư Nguyễn Hữu Phước
    • Sách có sự tham gia của Luật sư Nguyễn Hữu Phước
    • Sách Tham Khảo
      • Sách ngoại văn
      • Sách trong nước
  • Truyền Thông và Báo Chí
    • Ảnh
    • Các bài báo về pháp luật lao động
    • Tin tức
    • Newsletter về luật lao động
  • Tóm Tắt Luật
    • Luật Lao động
    • Luật Bảo hiểm
    • Luật Thuế
  • Văn bản pháp luật lao động
    • Luật Lao Động Việc Làm
      • Luật An Toàn Vệ Sinh Lao Động
        • Luật
        • Nghị định
        • Thông tư
        • Các Quyết định và Hướng dẫn
      • Luật Công Đoàn
        • Luật
        • Nghị định
        • Thông tư
        • Các Quyết định và Hướng dẫn
      • Đưa Người Việt Nam Đi Lao Động Nước Ngoài
        • Luật
        • Nghị định
        • Thông tư
        • Các Quyết định và Hướng dẫn
      • Luật Lao Động
        • Luật
        • Nghị định
        • Thông tư
        • Các Quyết định và Hướng dẫn
    • Luật Bảo Hiểm
      • Bảo Hiểm Xã Hội
        • Luật
        • Nghị định
        • Thông tư
        • Các Quyết định và Hướng dẫn
      • Bảo Hiểm Thất Nghiệp
        • Luật
        • Nghị định
        • Thông tư
        • Các Quyết định và Hướng dẫn
      • Bảo Hiểm Y Tế
        • Luật
        • Nghị định
        • Thông tư
        • Các Quyết định và Hướng dẫn
    • Luật Thuế
      • Thuế Thu Nhập Cá Nhân
        • Luật
        • Nghị định
        • Thông tư
        • Các Quyết định và Hướng dẫn
      • Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
        • Luật
        • Nghị định
        • Thông tư
        • Các Quyết định và Hướng dẫn
    • Các Công Ước/Hiệp Định Quốc Tế
      • Tổ chức Lao động Quốc tế
      • Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
    • Văn Bản Mới Ban Hành
      • Luật
      • Nghị định
      • Thông tư
      • Các quyết định và hướng dẫn
    • Dự Thảo
CLOSE
MENUMENU
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
    • Luật Sư Nguyễn Hữu Phước
    • Công Ty Luật Phuoc & Partners
    • Bảng kiểm tra tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp 2022
    • Bảng Kiểm Tra Tuân Thủ Về Pháp Luật Lao Động 2022
    • Niên giám tuân thủ Luật lao động
  • Tư Vấn Luật Lao Động
  • Các câu hỏi thường gặp
        • Nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể
        • An toàn lao động và vệ sinh lao động
        • Các loại bảo hiểm
        • Các vấn đề khác
        • Người lao động cao tuổi
        • Công đoàn
        • Đối thoại nơi làm việc, thương lượng tập thể
        • Giải quyết tranh chấp lao động
        • Học nghề, đào tạo và nâng cao kỹ năng nghề
        • Hợp đồng lao động
        • Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất
        • Lao động chưa thành niên và các loại lao động khác
        • Lao động người nước ngoài
        • Lao động nữ
        • Thanh tra lao động, xử phạt vi phạm hành chính
        • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
        • Thuế
        • Tiền lương
  • Cộng đồng
    • Câu lạc bộ nhân sự Việt Nam (VNHR)
    • Câu lạc bộ luật sư thương mại (VBLC)
    • Liên đoàn luật sư/Đoàn luật sư
    • Các hiệp hội khác
  • Liên Hệ

Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13

14 Tháng Tư, 2019 by supper-admin

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Bộ luật lao động.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Bộ luật lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật này.

2. Người sử dụng lao động.

3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

3. Tập thể lao động là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động.

4. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.

5. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.

6. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.

7. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

8. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.

9. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

10. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.

Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động

1. Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động; có chính sách để người lao động mua cổ phần, góp vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.

3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động.

4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; dạy nghề, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động, ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung cầu lao động.

6. Hướng dẫn người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.

7. Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

1. Người lao động có các quyền sau đây:

a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

đ) Đình công.

2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;

b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;

c) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

a) Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

c) Yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; trao đổi với công đoàn về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;

d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc.

2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở;

c) Lập sổ quản lý lao động, sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

d) Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;

đ) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Điều 7. Quan hệ lao động

1. Quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.

2. Công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia cùng với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

2. Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

3. Cưỡng bức lao động.

4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

6. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật

Trên đây là một đoạn trích dẫn của Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13. Nếu quý bạn đọc quan tâm vui lòng tải bản đầy đủ tại ĐÂY

Posted in: Luật, Luật Lao Động, Luật lao động, Văn Bản Pháp Luật Lao Động Tagged: Bộ Luật Lao động

Tìm Kiếm

Banner_Opt-1_900x920_Social

Bài Viết Mới

  • Cân Bằng và Hài Hòa Giữa Đạo Đức và Nội Quy Lao Động
  • Quyền “Ngắt kết nối” sau giờ làm việc: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam
  • Tiền lương cơ sở sẽ bị xóa sổ và tiền lương tổi thiểu có đang vô hình “bóp nghẹt” doanh nghiệp?
  • Doanh nghiệp trốn đóng BHXH: Từ vi phạm hành chính đến tránh nhiệm hình sự
  • Thực trạng chậm lương – nợ lương: Quy định và thực tế

Chuyên Mục

  • Các câu hỏi thường gặp trong pháp luật lao động
  • Các biểu mẫu nhân sự trong pháp luật lao động
  • Tóm tắt các quy định chung về pháp luật lao động
  • Văn Bản Pháp Luật Lao Động
  • Các khóa học về pháp luật lao động
  • Truyền thông và báo chí
  • Hoạt động cộng đồng

Văn bản

  • Luật Lao Động
  • Luật bảo hiểm
  • Luật thuế
  • Công ước/Hiệp định quốc tế
  • Văn bản mới ban hành

Truyền Thông – Báo Chí

  • Ảnh
  • Các bài báo về pháp luật lao động
  • Newsletter về luật lao động
  • Tin tức

Tóm tắc luật

  • Luật Lao động
  • Luật Bảo hiểm
  • Luật Thuế

Khóa học

  • Offline
  • Online

Hoạt Động Cộng Đồng

  • VNHR: Câu lạc bộ nhân sự Việt Nam
  • VBLC: Câu lạc bộ luật sư thương mại Việt Nam
  • Liên đoàn luật sư/Đoàn luật sư
  • Các hiệp hội khác

Sách Hay

  • Sách của Luật sư Nguyễn Hữu Phước
  • Sách tham khảo

DMCA.com Protection Status

  • 0
  • 3.653.076

Copyright © 2025 Chia Sẻ Luật Lao Động.

dich vu SEO WordPress Theme by efoxvn.com

CHIA SẺ LUẬT LAO ĐỘNG

Tất cả vì cộng đồng nhân sự

 Địa chỉ trụ sở: 70 Đường Quốc Hương, Phường Thảo Điền, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh. [ Xem trên bản đồ ]

 Email dịch vụ: info@chiaseluatlaodong.com

Chịu trách nhiệm về nội dung luật sư Nguyễn Hữu Phước

Chính sách & Quy định chung | Đặt câu hỏi tư vấn

Thông Báo Cookies

Chúng tôi sử dụng cookie trên trang web của mình để cung cấp cho bạn những trải nghiệm phù hợp nhất bằng cách ghi nhớ các sở thích của bạn và lặp lại các lượt truy cập. Bằng cách nhấp vào “Chấp nhận tất cả”, bạn đồng ý với việc sử dụng TẤT CẢ cookie. Tuy nhiên, bạn có thể truy cập vào "Cài đặt cookie" để đưa ra sự đồng ý có kiểm soát của mình.

Chấp Nhận Chấp Nhận Tất Cả Từ Chối Cài Đặt Cookies
  • About Cookies

    About Cookies

    Cookies are small text files that can be used by websites to make a user's experience more efficient. The law states that we can store cookies on your device if they are strictly necessary for the operation of this site. For all other types of cookies we need your permission. This site uses different types of cookies. Some cookies are placed by third party services that appear on our pages.
  • Necessary

    Necessary

    Always Active
    Necessary cookies help make a website usable by enabling basic functions like page navigation and access to secure areas of the website. The website cannot function properly without these cookies.
  • Marketing

    Marketing

    Marketing cookies are used to track visitors across websites. The intention is to display ads that are relevant and engaging for the individual user and thereby more valuable for publishers and third party advertisers.
  • Analytics

    Analytics

    Analytics cookies help website owners to understand how visitors interact with websites by collecting and reporting information anonymously.
  • Preferences

    Preferences

    Preference cookies enable a website to remember information that changes the way the website behaves or looks, like your preferred language or the region that you are in.
  • Unclassified

    Unclassified

    Unclassified cookies are cookies that we are in the process of classifying, together with the providers of individual cookies.
Cookie Settings
error: Content is protected !!