. Nếu thời gian làm việc của NLĐ trong một tháng bao gồm thời gian thử việc và thời gian làm việc chính thức, việc tham gia BHXH bắt buộc của NLĐ và NSDLĐ sẽ được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 85.3 Luật BHXH và Điều 42.4 của Quyết định 595/QĐ-BLĐTBXH, NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong 01 tháng sẽ không đóng BHXH của tháng đó; và thời gian nêu trên sẽ không được tính để hưởng BHXH.
Như vậy, nếu trong tháng vừa có thời gian thử việc vừa có thời gian làm việc chính thức theo HĐLĐ, mà tổng số thời gian không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì sẽ không phải đóng BHXH của tháng đó.
Suy luận từ quy định nên trên, NLĐ nào thử việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì thời gian thử việc sẽ không được tính vào thời gian được hưởng BHXH. Từ đó, trừ khi có thỏa thuận về việc tham gia BHXH bắt buộc trong khoản thời gian thử việc, tiền lương thử việc sẽ không được xem là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Có thể thấy rằng, để tính số ngày trong tháng làm cơ sở để xác định xem NLĐ có phải tham gia BHXH bắt buộc trong tháng đó hay không, thời gian thử việc sẽ được tính vào thời gian không làm việc và không hưởng lương (theo HĐLĐ); nếu tổng thời gian này từ 14 ngày trở lên trong tháng thì NLĐ sẽ không phải đóng BHXH cho tháng đó.
- NSDLĐ có phải trả khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH, BHTN, BHYT bắt buộc cho NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo Điều 168.3 Bộ luật Lao động 2019?
Căn cứ Điều 168.3 BLLĐ, đối với NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT và BHTN bắt buộc thì NSDLĐ có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho NLĐ tương đương với mức NSDLĐ phải đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc cho NLĐ theo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT và BHTN. Trong khi đó, NLĐ thử việc lại không thuộc đối tượng đóng 03 loại bảo hiểm bắt buộc vừa nêu. Vì thế, có thể suy luận rằng, NLĐ thử việc sẽ được chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương tương đương với tỷ lệ phần trăm NSDLĐ phải đóng các loại bảo hiểm bắt buộc cho NLĐ.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước về lao động có thẩm quyền vẫn có các cách giải thích khác về vấn đề này. Có ý kiến cho rằng quy định về nghĩa vụ của NSDLĐ phải trả một khoản tiền tương đương nêu trên chỉ áp dụng với NLĐ chính thức (có giao kết HĐLĐ) không thuộc đối tượng tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc. Bên cạnh đó, dựa vào định nghĩa được quy định trong BLLĐ 2012, NLĐ là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo HĐLĐ, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của NSDLĐ; nên NLĐ thử việc chưa thuộc định nghĩa NLĐ tại bộ luật này. Một ý kiến khác thì cho rằng, vì nội dung của thỏa thuận thử việc không bao gồm điều khoản về BHXH, BHYT, và BHTN bắt buộc nên NSDLĐ cũng không có nghĩa vụ phải thanh toán. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp và ngay cả một số chuyên viên tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương vẫn giữ quan điểm này và không trả số tiền nêu trên cho NLĐ thử việc.
Tuy nhiên, theo khái niệm mới về NLĐ tại Điều 3.1 BLLĐ 2019, NLĐ là người làm việc cho NSDLĐ theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, giám sát và điều hành của NSDLĐ. Điều này có nghĩa rằng NLĐ thử việc cũng nằm trong định nghĩa là NLĐ của BLLĐ. NLĐ thử việc vì thế được xem là NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT và BHTN bắt buộc nếu họ làm việc dưới hình thức hợp đồng thử việc mà không gộp chung với HĐLĐ. Ngoài tiền lương thử việc đã được thỏa thuận thì NSDLĐ còn có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho NLĐ tương đương với mức NSDLĐ đóng BHXH, BHYT và BHTN bắt buộc cho NLĐ.
Biểu mẫu này được soạn thảo trên cơ sở dựa vào những kiến thức chuyên môn pháp luật lao động mà tôi đã được học cũng như những kinh nghiệm về hành nghề luật sư trong nhiều năm qua. Nếu bạn thấy biểu mẫu chia sẻ của tôi ở trên là hữu ích, xin hãy ủng hộ tôi bằng một cú click chuột vào website của Công ty luật Phuoc & Partners nhé www.phuoc-partner.com. Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn thành công trong công việc của mình. Thân ái!