Trả lời:
Pháp luật Việt Nam quy định về các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc bao gồm NLĐ làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên; NLĐ là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương.[1] Quy định này được áp dụng cho cả NLĐ là người Việt Nam và NLĐ là người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Theo đó, NLĐ là người nước ngoài có hưởng lương từ Việt Nam theo HĐLĐ hoặc thư bổ nhiệm… thì phải đóng BHYT bắt buộc. Ngược lại, nếu NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không phát sinh việc hưởng lương như trường hợp được bổ nhiệm và bên nước ngoài trả lương thì không thuộc đối tượng phải tham gia BHYT bắt buộc.
Ví dụ: Hỏi: Nếu trưởng văn phòng đại diện làm việc tại Việt Nam theo thư bổ nhiệm, không ký HĐLĐ nhưng có giấy phép lao động và phát sinh thu nhập tại Việt Nam thì có thuộc đối tượng tham gia BHYT, BHXH hay không?
Trả lời: Vì trưởng văn phòng đại diện làm việc tại Việt Nam theo thư bổ nhiệm nên có thể hiểu rằng NLĐ là người nước ngoài là nhà quản lý làm việc tại Việt Nam theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.[2]Trong trường hợp được nêu ở trên, NLĐ là người nước ngoài là người quản lý doanh nghiệp có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nên sẽ là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc.[3]
Bên cạnh
đó, NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo giấy phép lao động
hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam cấp phải tham gia BHXH bắt buộc.[4] Vì trưởng
văn phòng đại diện có giấy phép lao động và có thu nhập phát sinh từ Việt Nam
nên NLĐ là người nước
ngoài cũng là đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.
[1] Điều 12.1 Luật BHYT
[2] Điều 2.1 (b), Điều 3.4 và Điều 3.5 Nghị định 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/12/2020
[3] Điều 12.1 Luật BHYT
[4] Điều 2.2 và Điều 124.1 Luật BHXH