Trả lời:
NSDLĐ có thể quy định thời giờ làm việc cho NLĐ theo ngày hoặc theo tuần. Nếu làm việc theo ngày, thời giờ làm việc bình thường áp dụng cho tất cả NLĐ sẽ không được vượt quá 8 giờ mỗi ngày. Nếu làm việc theo tuần, thời giờ làm việc bình thường sẽ không được vượt quá 10 giờ[1].
Đối với NLĐ nào làm việc theo ca mà có thời giờ làm việc liên tục từ 06 giờ trở lên thì sẽ được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, hoặc 45 phút nếu phải làm việc vào ban đêm (được tính vào thời giờ làm việc)[2]. Bên cạnh thời gian nghỉ ngơi theo quy định, NSDLĐ có thể quy định thêm “thời gian nghỉ ngơi ngắn khác” vào NQLĐ của doanh nghiệp. Cụ thể, thuật ngữ “thời gian nghỉ ngơi ngắn khác” thường được diễn giải như một khoảng thời gian nghỉ ngơi thêm của NLĐ mà ngắn hơn khoảng thời gian nghỉ ngơi 30 phút hoặc 45 phút theo quy định nêu trên.
Như vậy, về mặt nguyên tắc, việc
quy định thời giờ làm việc không liên tục nhưng vẫn đảm bảo không quá 08 tiếng/ngày
(từ 07 giờ sáng đến 12 giờ trưa và từ 05 giờ chiều đến 08 giờ tối) là phù hợp với
quy định của BLLĐ. Tuy nhiên, đối với khoảng thời gian NLĐ được nghỉ ngơi nhưng
vẫn phải đảm bảo có mặt khi cần thiết từ 12 giờ trưa đến 05 giờ chiều do đặc
thù của ngành sản xuất phải chờ nguyên liệu từ các khâu hoặc từ các đơn vị khác
chuyển đến, vẫn có thể bị xem là thời gian làm việc của NLĐ vì trên thực tế, NLĐ vẫn luôn trong trạng thái sẵn sàng
chờ nhận yêu cầu làm việc từ NSDLĐ vào bất cứ lúc nào trong suốt khoảng thời
gian nghỉ ngơi đó. Vì thế, điều này có thể dẫn đến hệ quả là tổng thời giờ làm
việc bình thường của NLĐ đã vượt quá 8 giờ hoặc 10 giờ mỗi ngày, và không phù hợp
với quy định của BLLĐ. Nếu vẫn quy định và yêu cầu NLĐ làm việc theo khung thời
giờ làm việc như trên, NSDLĐ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến
50.000.000 đồng[3].
[1] Điều 105 BLLĐ
[2] Điều 109 BLLĐ
[3] Điều 5.1 và Điều 174.3 (a) của Nghị định 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/3/2020