Trả lời:
1. Trong những trường hợp nào thì NSDLĐ được tạm đình chỉ công việc của NLĐ hơn 15 ngày?
Theo quy định tại Điều 128 BLLĐ, NSDLĐ được quyền tạm đình chỉ công việc của NLĐ nếu NSDLĐ xét thấy vụ việc vi phạm của NLĐ có những tình tiết phức tạp, nếu để NLĐ tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh và việc tạm đình chỉ công việc chỉ được tiến hành sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở mà NLĐ đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, và trong những trường hợp đặc biệt theo quy định thì cũng không được quá 90 ngày.
Tuy nhiên, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về những trường hợp đặc biệt nói trên là những trường hợp nào. Theo đó, để vận dụng pháp luật, NSDLĐ có thể giải thích về các trường hợp đặc biệt bằng cách áp dụng tương tự đối với các trường hợp kéo dài thời hiệu xử lý KLLĐ theo quy định tại Điều 123.1 BLLĐ. Cụ thể, theo Điều 125.1 và 125.2 BLLĐ, các hành vi vi phạm nào của NLĐ có liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh; hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm như việc được quy định trong NQLĐ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, trên thực tế, hầu như các trường hợp đặc biệt hoặc vụ việc có tính chất phức tạp đều xuất phát từ nguyên nhân chính đó là việc thu thập chứng cứ gặp khó khăn hoặc NSDLĐ cần có thêm thời gian. Do đó, NSDLĐ nên dự đoán trước những trường hợp hoặc vụ việc nào mà việc thu thập chứng cứ chắc chắn sẽ gặp khó khăn hoặc phải cần thêm thời gian để cụ thể hóa các tình huống đó trong NQLĐ của doanh nghiệp như là các trường hợp đặc biệt để thuận tiện trong việc thực hiện việc tạm đình chỉ công việc NLĐ.
2. Trong thời gian tạm đình chỉ, dù NLĐ không có yêu cầu tạm ứng lương thì NSDLĐ có buộc phải thực hiện việc tạm ứng lương không?
Theo quy định chung của BLLĐ, khi luật dùng từ “được” thì có nghĩa ở đây là “quyền” và nhà làm luật muốn nhấn mạnh đến tính chất bắt buộc của việc đó cho nên trong trường hợp này thì NSDLĐ phải tạm ứng lương cho NLĐ, mà sẽ không phụ thuộc vào việc NLĐ có yêu cầu tạm ứng hay không.