Trả lời:
1. Điều chỉnh tăng thang lương, bảng lương hằng năm
Theo quy định của BLLĐ, NSDLĐ không cần rà soát định kỳ để sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương sau một khoảng thời gian được xem là hợp lý và cần thiết. Khi có nhu cầu sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương của doanh nghiệp, NSDLĐ nên xem xét đến các yếu tố sau đây: (i) điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ; (ii) tổ chức sản xuất và tổ chức lao động; (iii) mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động; và (iv) bảo đảm tuân thủ các quy định của BLLĐ. Trên thực tế, do mức lương tối thiểu vùng được Chính phủ điều chỉnh hằng năm, cho nên thang lương và bảng lương của doanh nghiệp cũng cần được NSDLĐ rà soát và điều chỉnh theo, trừ trường hợp bậc lương thấp nhất trong thang lương, bảng lương hiện tại của doanh nghiệp vẫn cao hơn mức lương tối thiểu vùng mới do Chính phủ quy định.
2. Khoảng cách chênh lệch tối thiểu giữa hai bậc lương liền kề
Nhằm mục
đích khuyến khích NLĐ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích
lũy kinh nghiệm làm việc, phát triển tài năng, NSDLĐ nên quy định khoảng cách
chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề nhau. Tuy nhiên, do BLLĐ không quy định mức
chênh lệch tối thiểu là bao nhiêu, cho nên việc quy định mức chênh lệch giữa
hai bậc lương liền kề sẽ phụ thuộc vào quyết định của NSDLĐ nhưng phải tham khảo
ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với những nơi có tổ chức đại diện
NLĐ tại cơ sở[1].
[1] Điều 93.1 BLLĐ