Trả lời:
Theo quy định tại Điều 125.1 và Điều 125.2 BLLĐ, NSDLĐ được quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với NLĐ nào có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp. Theo đó, nếu hành vi của NLĐ rơi vào một trong các hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng phải bị xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải mà NQLĐ của doanh nghiệp đã quy định, thì khi xử lý KLLĐ, NSDLĐ bắt buộc phải chứng minh: (i) có thiệt hại xảy ra tương ứng với giá trị thiệt hại nghiêm trọng mà đã được đề cập trong NQLĐ của doanh nghiệp; và (ii) có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm của NLĐ và những thiệt hại đó. Vì vậy, trong tình huống được đưa ra ở trên, nếu NLĐ đã thực hiện hành vi bị cấm theo quy định trong NQLĐ của doanh nghiệp nhưng không gây ra thiệt hại thì doanh nghiệp không thể xử lý kỷ luật sa thải đối với NLĐ.
Trong trường hợp này, NSDLĐ có thể xem xét xử lý KLLĐ đối với NLĐ theo một trong các hình thức xử lý KLLĐ khác được pháp luật lao động quy định chẳng hạn như khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức nếu NQLĐ của doanh nghiệp có quy định.
Ví dụ: NLĐ hút thuốc lá trong khu vực nhà xưởng mà có khả năng gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp thì NSDLĐ có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương đối với NLĐ không?
Để trả lời cho câu hỏi này, theo quy định tại Điều 124 BLLĐ, ngoài việc xử lý KLLĐ bằng hình thức sa thải, tùy thuộc vào mức độ vi phạm của NLĐ, NSDLĐ còn có thể áp dụng một trong các hình thức xử lý KLLĐ khác chẳng hạn như khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng hoặc cách chức. Với các hình thức KLLĐ này, BLLĐ không đặt ra điều kiện về yếu tố phải có thiệt hại thực tế xảy ra như đối với trường hợp của hình thức kỷ luật sa thải như được trình bày ở trên, nhưng NSDLĐ cần đảm bảo rằng hành vi vi phạm của NLĐ đó đã được quy định cụ thể trong NQLĐ của doanh nghiệp hoặc HĐLĐ[1].
Như vậy, nếu NLĐ hút thuốc tại nơi
làm việc hoặc trong khu vực nhà xưởng của doanh nghiệp và hành vi vi phạm đó đã được quy định cụ thể trong NQLĐ của doanh
nghiệp thì NSDLĐ có quyền áp
dụng hình thức xử lý KLLĐ kéo dài thời hạn nâng lương đối với NLĐ.
[1] Điều 127.3 Bộ Lluật Lao động