Trả lời:
Theo quy định của pháp luật về việc thành lập tổ chức Đảng tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
- tôn trọng và không được cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội tại doanh nghiệp; không được cản trở, gây khó khăn cho NLĐ nào tham gia hoạt động trong các tổ chức này;[1]
- tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để NLĐ thành lập và tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị – xã hội tại doanh nghiệp;[2] và
- phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị xã hội cấp trên tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn NLĐ tham gia thành lập tổ chức phù hợp với điều kiện hoạt động và phát triển doanh nghiệp.[3]
Như vậy, về mặt nguyên
tắc, doanh nghiệp chỉ có nghĩa vụ tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc
thành lập tổ chức Đảng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết, mà không có
nghĩa vụ trực tiếp thành lập tổ chức Đảng. Do đó, khi có yêu cầu từ cơ quan quản
lý Nhà nước có thẩm quyền, NSDLĐ phải phối hợp và tạo điều kiện để NLĐ thành lập
và tham gia tổ chức Đảng trong phạm vi doanh nghiệp.
[1] Điều 6.2 Luật Doanh nghiệp
[2] Điều 3.4 Nghị định 98/2014/NĐ-CP của Chính phủ
[3] Điều 8 Nghị định 98/2014/NĐ-CP của Chính phủ