Trả lời:
1. NSDLĐ có phải trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ khi điều chuyển NLĐ sang làm công việc khác do doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản không?
Theo quy định tại Điều 43 BLLĐ, nếu chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì NSDLĐ có các trách nhiệm sau đây:
- Lập phương án sử dụng lao động theo quy định của BLLĐ[1]; và
- Tính trả trợ cấp mất việc làm theo quy định cho những NLĐ nào buộc phải chấm dứt HĐLĐ theo phương án sử dụng lao động được nêu ở trên[2].
Bên cạnh đó, cần lưu ý thêm rằng, theo quy định của BLLĐ thì NSDLĐ phải thanh toán trợ cấp thôi việc cho NLĐ trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ[3]. Nếu chậm thanh toán trợ cấp thôi việc thì NSDLĐ sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và phải trả lãi cho số tiền trợ cấp thôi việc chậm chi trả được tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại Nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt của số tiền trợ cấp thôi việc[4].
2. Mức lương làm căn cứ chi trả trợ cấp thôi việc
Khi NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ, tiền lương làm căn cứ để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc hoặc mất việc làm, trong đó bao gồm các khoản sau đây[5]:
- Mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do NSDLĐ xây dựng theo quy định của luật lao động mà NSDLĐ và NLĐ đã thỏa thuận. Đối với NLĐ nào hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì sử dụng mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
- Các khoản phụ cấp lương để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ mà NLĐ và NSDLĐ đã thỏa thuận và các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của NLĐ; và
- Các khoản bổ sung mà có thể xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương mà NLĐ và NSDLĐ đã thỏa thuận và các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của NLĐ.
[1] Điều 43 BLLĐ.
[2] Điều 8.2 Nghị định 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/12/2020 và Điều 47 BLLĐ.
[3] Điều 48.1 BLLĐ
[4] Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/03/2020
[5] Điều 46.3, 47.3 BLLĐ, Điều 8.5 (a) Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/12/2020 và Điều 3.5 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH ngày 12/11/2020
Biểu mẫu này được soạn thảo trên cơ sở dựa vào những kiến thức chuyên môn pháp luật lao động mà tôi đã được học cũng như những kinh nghiệm về hành nghề luật sư trong nhiều năm qua. Nếu bạn thấy biểu mẫu chia sẻ của tôi ở trên là hữu ích, xin hãy ủng hộ tôi bằng một cú click chuột vào website của Công ty luật Phuoc & Partners nhé www.phuoc-partner.com. Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn thành công trong công việc của mình. Thân ái!