Câu hỏi: Người lao động có thể ủy quyền cho người sử dụng lao động quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay trong trường hợp người lao độngcó thu nhập vãng lai phát sinh từ tài sản đồng sở hữu cho thuê với vợ/chồng của người lao độngkhông?

Trả lời:

Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân, đối với cá nhân cho thuê tài sản (cá nhân có phát sinh doanh thu từ thuê nhà, mặt bằng,…) thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế thu nhập cá nhânlà tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của các hợp đồng cho thuê tài sản. Trong trường hợp cá nhân đồng sở hữu tài sản cho thuê thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhânđược xác định cho 01 người đại diện duy nhất trong năm tính thuế[1]. Như vậy, trong trường hợp doanh thu từ tiền thuê nhà là 100 triệu đồng/năm trở lên, cá nhân có thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhânđối với khoản tiền thuê nhà. Trong trường hợp, tài sản cho thuê thuộc đồng sở hữu vợ, chồng thì vợ hoặc chồng sẽ là người đại diện thực hiện nghĩa vụ về thuế. Theo đó, nếu chồng là người đại diện, thì chồng sẽ thuộc diện phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhânđối với doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản.

Liên quan đến vấn đề ủy quyền quyết toán thuế thay, Luật thuế thu nhập cá nhân cho phép người lao động được ủy quyền quyết toán thuế thay trong trường hợp người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công và đồng thời có thu nhập vãng lai từ các nơi khác, bao gồm thu nhập vãng lai phát sinh từ tài sản đồng sở hữu cho thuê với vợ/chồng của người lao động [2]. Tuy nhiên, người lao động chỉ có thể ủy quyền cho người sử dụng lao động quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động và việc ủy quyền quyết toán thuế thay phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên;
  • Người lao động đang làm việc cho người sử dụng lao động tại thời điểm ủy quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm;
  • Thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng;
  • Thu nhập vãng lai đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế 10%; và
  • Người lao động không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập vãng lai.

[1] Điều 4.1 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015

[2] Điều 16.2 (a.4) Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015