Nghị quyết 145/NQ-CP về điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số chế độ, chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19.

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 145/NQ-CP

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐIỀU CHỈNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV;

Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế và ý kiến thống nhất của các Thành viên Chính phủ,

QUYẾT NGHỊ:

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp đe dọa đến sức khỏe, tính mạng nhân dân, Chính phủ quyết nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số nội dung về chế độ, chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 như sau:

Điều 1. Điều chỉnh chế độ đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại các đơn vị, địa phương có số lượng nhiễm COVID-19 cao

  1. Chế độ phụ cấp chống dịch mức 450.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người nhiễm COVID-19, nghi nhiễm COVID-19 tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
  2. Chế độ phụ cấp chống dịch mức 300.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với người làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, bao gồm:
  3. a) Người làm công việc kiểm soát nhiễm khuẩn;
  4. b) Người làm công việc vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh, thu gom và xử lý dụng cụ sau khi sử dụng cho người nhiễm COVID-19;
  5. c) Người giặt đồ vải, quần áo bác sĩ, người nhiễm COVID-19;
  6. d) Người thu gom chất thải, đồ vải, vỏ chai, lọ, hộp hóa chất, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế;

đ) Người làm nhiệm vụ bảo vệ.

  1. Chế độ phụ cấp chống dịch mức 300.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với:
  2. a) Người làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, theo dõi y tế, theo dõi điều trị người nhiễm COVID-19 tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn (bao gồm cả các trạm, tổ y tế lưu động);
  3. b) Người làm công việc lấy mẫu, gộp mẫu, phân tách mẫu, người trực tiếp làm xét nghiệm SASR-CoV-2;
  4. c) Người làm công việc súc rửa dụng cụ, pha chế môi trường để phục vụ cho phòng xét nghiệm SASR-CoV-2;
  5. d) Người vận chuyển người nhiễm COVID-19, bệnh phẩm;

đ) Người làm nhiệm vụ vận chuyển, bảo quản, xử lý các trường hợp tử vong nhiễm SARS-CoV-2.

  1. Chế độ phụ cấp chống dịch mức 225.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với các đối tượng làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 (bao gồm cán bộ, chiến sỹ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân được tăng cường cho các tỉnh, thành phố) nhưng không thuộc một trong các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
  2. Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học sinh các trường đào tạo hệ trung cấp khối ngành sức khỏe, người có chuyên môn y tế không hưởng lương từ ngân sách được huy động hoặc tình nguyện tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19:
  3. a) Được hưởng một trong các mức phụ cấp như đối với cán bộ y tế khi thực hiện nhiệm vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;
  4. b) Được hưởng mức tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày; mức chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày 40.000 đồng/người/ngày.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số chế độ đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19

  1. Cán bộ, chiến sỹ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; học sinh, học viên các trường thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân được tăng cường cho các tỉnh, thành phố để làm các nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 chưa được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 được hưởng phụ cấp chống dịch mức 150.000 đồng/người/ngày và theo số ngày thực tế tham gia chống dịch theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
  2. Người nhiễm COVID-19 đang điều trị tại các Khoa Hồi sức tích cực, các khoa có giường Hồi sức tích cực, các Trung tâm Hồi sức tích cực khi có chỉ định chế độ ăn điều trị phù hợp bệnh lý, ăn qua sonde, ăn qua tĩnh mạch được ngân sách nhà nước bảo đảm theo chi phí thực tế, nhưng không quá 250.000 đồng/người/ngày.
  3. Chế độ phụ cấp đặc thù cho cả kíp tiêm là 12.000 đồng/mũi tiêm (tối đa không quá 240.000 đồng/người/ngày) khi thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong chương trình tiêm chủng miễn phí.
  4. Ngân sách nhà nước chi trả chi phí thuê chỗ ở (cơ sở lưu trú) hoặc ở tập trung theo quy định về chế độ công tác phí cho cán bộ, nhân viên y tế, người lao động, học sinh, sinh viên, tình nguyện viên (trong thời gian làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19), chi phí đi lại (đưa đón) trong thời gian tham gia phòng, chống dịch COVID-19.
  5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia phòng, chống dịch COVID-19 đi hỗ trợ các tỉnh chống dịch ngoài chế độ phụ cấp chống dịch trong thời gian chống dịch tại địa phương đã được địa phương bố trí ăn, nghỉ thì được hưởng phần chênh lệch giữa mức phụ cấp lưu trú theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trong thời gian đi công tác và mức tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày đã được địa phương bố trí.
  6. Người bị tạm giữ, bị tạm giam, phạm nhân, trại viên, học sinh các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng bị nhiễm COVID-19 (F0) hoặc phải cách ly y tế (F1) được hưởng mức tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày.
  7. Nguồn kinh phí:
  8. a) Ngân sách nhà nước bố trí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Ngân sách trung ương hỗ trợ cho ngân sách địa phương còn khó khăn chưa cân đối được ngân sách theo Quyết định số 482/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19 và các văn bản khác thay thế (nếu có).

Riêng chế độ, chính sách đối với tình nguyện viên (học viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học sinh các trường đào tạo hệ trung cấp khối ngành sức khỏe, người có chuyên môn y tế không hưởng lương ngân sách) do ngân sách trung ương bảo đảm.

  1. b) Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

  1. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị quyết này. Trong quá trình thực hiện được sử dụng các hình thức quyết định, chỉ thị, công điện, công văn và các hình thức văn bản khác thuộc thẩm quyền để quy định, tổ chức triển khai các nội dung quy định tại Nghị quyết này.
  2. Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì phòng, chống dịch, khám bệnh, chữa bệnh, cách ly y tế tập trung có trách nhiệm chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 Nghị quyết này cho các đối tượng sau đây:
  3. a) Đối tượng thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị mình;
  4. b) Đối tượng thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị khác liên quan trên địa bàn; cơ quan, đơn vị cấp trên; cơ quan, đơn vị ở địa phương khác cử đến để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại cơ quan, đơn vị mình (nếu có). Trường hợp cơ quan, đơn vị quyết định huy động (cử) người hỗ trợ tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 tự bảo đảm nguồn kinh phí chi trả chế độ chống dịch từ nguồn thu hợp pháp và nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân thì cơ quan, đơn vị được giao chủ trì phòng, chống dịch COVID-19 không phải chi trả;
  5. c) Cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia các hoạt động phòng, chống dịch, cách ly y tế tập trung tại cơ quan, đơn vị mình.
  6. Người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 thuộc nhiều đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp khác nhau theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 Nghị quyết này thì được hưởng theo chế độ phụ cấp có mức cao nhất.

Điều 4. Điều khoản thi hành

  1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
  2. Chế độ quy định tại Điều 1 Nghị quyết này được áp dụng đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Long An và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ ngày 01 tháng 8 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2021. Trường hợp đối tượng đã được nhận kinh phí hỗ trợ nhưng với mức hỗ trợ thấp hơn mức hỗ trợ được quy định tại Nghị quyết này thì được truy lĩnh phần chênh lệch.

Việc thanh toán thực hiện theo số ngày thực tế làm việc. Số ngày thực tế làm việc được tính theo số ngày tham gia phòng, chống dịch COVID-19 theo phân công của cấp có thẩm quyền, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết.

Các đối tượng khác tiếp tục hưởng chế độ theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021 về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 và khoản 1 Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2021 Phiên họp của Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2021.

  1. Chế độ quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết này được áp dụng kể từ ngày cán bộ, chiến sỹ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; học sinh, học viên các trường thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân được tăng cường cho các tỉnh, thành phố làm nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
  2. Chế độ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết này được áp dụng từ ngày có quyết định thành lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19.

Trường hợp trước thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, mức chi tiền ăn của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết này được thanh toán theo chi phí thực tế, nhưng không quá 250.000 đồng/người/ngày. Trường hợp đã được chi trả từ các nguồn tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân thì giảm tương ứng phần chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước.

  1. Chế độ quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết này được áp dụng đối với thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Long An từ ngày 01 tháng 8 năm 2021 đến hết 31 tháng 10 năm 2021.
  2. Chế độ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 2 Nghị quyết này được áp dụng kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2021 (thời điểm hiệu lực của Nghị quyết số 16/NQ-CP).
  3. Chế độ quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị quyết này được áp dụng kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

Trường hợp trước thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, mức chi tiền ăn của các đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị quyết này được thanh toán theo chi phí thực tế, nhưng không quá 80.000 đồng/người/ngày. Trường hợp đã được chi trả từ các nguồn tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân thì giảm tương ứng phần chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
– Ban Tuyên giáo TW; Ban Dân vận TW;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Trung ương Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
– Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc VN; cơ quan TW các đoàn thể;
– Các Thành viên BCĐQG phòng, chống dịch COVID-19;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục: TH, KTTH, QHQT, NC, QHĐP, TKBT, NN, CN, PL, KSTT;
– Lưu: VT, KGVX (3)
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Lê Minh Khái