Thông tư 26/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách Nhà nước

Tải về Thông tư 26/2015/TT-BLĐTBXH

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG TRONG GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động – Tiền lương;

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn xác định chi phí tiền lương làm cơ sở lập, thẩm định, phê duyệt dự toán giá của sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là sản phẩm, dịch vụ công ích) để đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế hoạch đối với sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc Danh mục A và Danh mục B quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Người lao động tham gia thực hiện các sản phẩm, dịch vụ công ích; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết định giá sản phẩm, dịch vụ công ích và thanh toán sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Điều 3. Căn cứ xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích

1. Tiền lương trong giá sản phẩm dịch vụ công ích được xác định căn cứ vào định mức lao động và tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và lao động quản lý (gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên; Kiểm soát viên; Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc; Kế toán trưởng) tham gia thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.

2. Định mức lao động do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành làm cơ sở để xác định tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích phải bảo đảm mức trung bình tiên tiến.

3. Tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất và lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ bình quân xác định trên cơ sở hệ số lương cấp bậc, chuyên môn, nghiệp vụ, hệ số phụ cấp lương của lao động thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích nhân với mức lương cơ sở do Chính phủ quy định và hệ số điều chỉnh tăng thêm theo từng vùng; tiền lương của lao động quản lý được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản theo hạng tổng công ty và công ty đòi hỏi để thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích. Hệ số lương, hệ số phụ cấp lương của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và mức lương cơ bản của lao động quản lý quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Định mức lao động

1. Trên cơ sở định mức lao động hiện hành, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, sửa đổi định mức lao động cho phù hợp, bổ sung và ban hành định mức lao động mới, bảo đảm mức trung bình tiên tiến làm cơ sở cho việc xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích.

2. Căn cứ khối lượng, yêu cầu công việc của sản phẩm, dịch vụ công ích và hệ thống định mức lao động đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung để xác định hao phí lao động tổng hợp cho sản phẩm, dịch vụ công ích và được quy đổi ra ngày công.

3. Trường hợp năm 2015 chưa hoàn thành việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung định mức lao động theo Khoản 1 Điều này thì định mức lao động để tính tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích năm 2015 không vượt quá mức đã tính trong giá sản phẩm dịch vụ công ích của năm 2014.

Điều 5. Xác định tiền lương của các loại lao động trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích

1. Tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất; lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ tính trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích được xác định theo công thức sau:

V=T     x(Hcb + Hpc) x MLcs x (1 + Hđc) + CĐăn ca + CĐkhác(1)
26 ngày

Trong đó:

a) V là tiền lương của từng loại lao động tính trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích;

b) T là tổng số ngày công định mức lao động của từng loại lao động do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành để thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích;

c) Hcb là hệ số lương cấp bậc công việc bình quân theo định mức kinh tế kỹ thuật do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trên cơ sở hệ số lương của từng loại lao động quy định tại Mục I và Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Hpc là hệ số phụ cấp lương tính trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích, bao gồm: phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp chức vụ; phụ cấp thu hút và hệ số không ổn định sản xuất (nếu có) quy định tại Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) MLcs là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng được quy định tại Nghị định số 66/2013/NĐ-CPngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang);

e) Hđc là hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng không vượt quá hệ số 1,2 đối với địa bàn thuộc vùng I; không quá hệ số 0,9 đối với địa bàn thuộc vùng II; không quá hệ số 0,7 đối với địa bàn thuộc vùng III và không quá hệ số 0,5 đối với địa bàn thuộc vùng IV.

Địa bàn thuộc vùng I, II, III, IV được thực hiện theo địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, thực hiện theo Nghị định số 103/2014/NĐ-CPngày 11 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ);

f) CĐăn ca là tiền ăn giữa ca của từng loại lao động theo quy định hiện hành;

g) CĐkhác là các chế độ khác của từng loại lao động (nếu có) theo quy định hiện hành.

2. Tiền lương của lao động quản lý được xác định theo công thức sau:

Vql=Tql      xTLcb + CĐăn ca + CĐkhác(2)
26 ngày

Trong đó:

a) Vql là tiền lương của lao động quản lý tính trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích. Đối với sản phẩm, dịch vụ công ích đang trích lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng thì tiền lương của lao động quản lý được tính trong chi phí chung;

b) Tql là tổng số ngày công định mức lao động của lao động quản lý do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành để thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích;

c) TLcb là mức lương cơ bản bình quân theo tháng của lao động quản lý do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không vượt quá mức lương cơ bản quy định tại Mục IV Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

d) CĐăn ca là tiền ăn giữa ca của lao động quản lý theo quy định hiện hành;

đ) CĐkhác là các chế độ khác của lao động quản lý (nếu có) theo quy định hiện hành.

3. Đối với các sản phẩm, dịch vụ công ích đặc thù hoặc sản phẩm dịch vụ công ích thực hiện trên các địa bàn đòi hỏi chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích cao hơn mức quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thì Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định mức cụ thể, thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước khi quyết định để bảo đảm cân đối chung.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành định mức lao động mới theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 Thông tư này;

b) Quy định, hướng dẫn xác định chi phí tiền lương đối với từng sản phẩm, dịch vụ công ích cụ thể;

c) Tiếp nhận báo cáo của đơn vị thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích, đánh giá tình hình thực hiện tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích đã ký hợp đồng thầu hoặc đặt hàng, giao kế hoạch năm trước liền kề và tổng hợp báo cáo theo Biểu mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.

2. Trách nhiệm của đơn vị thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích

a) Căn cứ vào quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với từng sản phẩm, dịch vụ công ích cụ thể để tính toán, xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích làm cơ sở đấu thầu hoặc báo cáo Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đặt hàng, giao kế hoạch;

b) Xác định tiền lương được hưởng, tạm ứng tiền lương theo khối lượng, chất lượng và tiến độ thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích; thực hiện trả lương cho người lao động theo quy chế trả lương của đơn vị;

c) Đánh giá tình hình thực hiện tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích theo hợp đồng (trường hợp trúng thầu) hoặc theo quyết định đặt hàng, giao kế hoạch năm trước liền kề và báo cáo theo Biểu mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.

3. Trách nhiệm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

a) Tham gia ý kiến với Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc xác định tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích quy định tại Khoản 3, Điều 5 Thông tư này;

b) Tiếp nhận báo cáo đánh giá của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.

Điều 7. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2015.

2. Việc điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công ích do xác định tiền lương theo quy định tại Thông tư này được thực hiện như sau:

a) Đối với sản phẩm, dịch vụ công ích theo hình thức đấu thầu thì việc điều chỉnh giá được thực hiện theo Luật đấu thầu và các văn bản có liên quan;

b) Đối với sản phẩm, dịch vụ công ích theo hình thức đặt hàng thì việc điều chỉnh giá được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ và các văn bản có liên quan;

c) Đối với sản phẩm, dịch vụ công ích theo hình thức giao kế hoạch thì việc điều chỉnh giá được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ và các văn bản có liên quan.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định tại Thông tư này thì quỹ tiền lương thực hiện tương ứng với khối lượng sản phẩm, dịch vụ công ích được xác định theo mức độ hoàn thành khối lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ công ích đã được Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đặt hàng, giao kế hoạch hoặc theo hợp đồng thầu.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn bổ sung kịp thời./.

 Nơi nhận:
– Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;  
– Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương và các ban của Đảng;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao; 
– Kiểm toán Nhà nước;  
– Cơ quan TW của các Hội, đoàn thể; 
– Sở LĐTBXH, Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc TW; 
– Các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty hạng đặc biệt;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;  
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Website của Chính phủ;
– Website của Bộ LĐTBXH;
– Lưu: VT, Vụ LĐTL.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Minh Huân

PHỤ LỤC

HỆ SỐ LƯƠNG, PHỤ CẤP LƯƠNG, MỨC LƯƠNG CỦA CÁC LOẠI LAO ĐỘNG ĐỂ XÁC ĐỊNH TIỀN LƯƠNG TRONG GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH 
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 7 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

I. LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP SẢN XUẤT

1. In tiền giấy và các giấy tờ có giá; sản xuất tiền kim loại

NHÓM CÔNG VIỆCBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIVVVIVII
a) Đếm, nhận, vận chuyển, kiểm chọn giấy bạc1,752,242,713,223,87  
b) In tiền giấy và các giấy tờ có giá; sản xuất tiền kim loại1,782,102,482,923,454,074,80

2. Văn hóa, xuất bản, thông tin truyền thông (Sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình phóng sự, tài liệu chuyên đề, phim truyện, thời sự, tài liệu, khoa học, phim phục vụ cho thiếu nhi; Dịch vụ phát thanh truyền hình trên mạng internet phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài; Xuất bản sách giáo khoa, sách và tạp chí phục vụ giảng dạy và học tập, xuất bản bản đồ, sách, báo chính trị, xuất bản tạp chí, tranh ảnh, sách báo phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số).

NHÓM CÔNG VIỆCBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIVVVIVII
a) Nhóm I (điều kiện lao động bình thường)1,451,712,032,392,833,343,95
b) Nhóm II (điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)1,551,832,162,553,013,564,20
c) Nhóm III (điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)1,671,962,312,713,193,744,40

3. Dược phẩm (Sản xuất thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh; Các sản phẩm chiết tách từ huyết tương theo quy mô công nghiệp).

NHÓM CÔNG VIỆCBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIVVVIVII
a) Nhóm I (điều kiện lao động bình thường)1,451,712,032,392,833,343,95
b) Nhóm II (điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)1,551,832,162,553,013,564,20
c) Nhóm III (điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)1,852,182,563,013,544,174,90

4. Địa chất, khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ (Hoạt động điều tra cơ bản về địa chất, khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ, tài nguyên nước, môi trường biển, hải đảo; khảo sát, thăm dò, điều tra về tài nguyên đất đai, nước, khoáng sản và các loại tài nguyên thiên nhiên).

NHÓM CÔNG VIỆCBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIVVVIVII
a) Nhóm I (điều kiện lao động bình thường)1,671,962,312,713,193,744,40
b) Nhóm II (điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)1,782,102,482,923,454,074,80
c) Nhóm III (điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)2,052,402,813,293,854,515,28

5. Quản lý, bảo trì, duy tu các công trình giao thông, đê điều, nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản(Quản lý, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, giao thông đường bộ, đường thủy nội địa; Quản lý, duy tu công trình đê điều, công trình phân lũ và các công trình phòng chống thiên tai; Quản lý, khai thác, duy tu các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá; Dịch vụ hậu cần nghề cá trên các vùng biển xa; Sản xuất, cung ứng, lưu giữ giống gốc cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Sản xuất sản phẩm kích dục tố cho cá đẻ HCG; Quản lý khai thác công trình thủy lợi; công trình thủy nông kè đá lấn biển)

NHÓM CÔNG VIỆCBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIVVVIVII
a) Nhóm I (điều kiện lao động bình thường)1,551,832,162,553,013,564,20
b) Nhóm II (điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)1,671,962,312,713,193,744,40
c) Nhóm III (điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)1,852,182,563,013,544,174,90

6. Dịch vụ công ích đô thị; cung cấp điện, nước sạch (Dịch vụ: vận tải công cộng tại các đô thị; quản lý công viên, trồng và quản lý chăm sóc cây xanh, hoa cảnh vỉa hè, đường phố, dải phân cách, vòng xoay; cấp, thoát nước đô thị; cấp điện, chiếu sáng đô thị; thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng, dịch vụ tang lễ, nghĩa trang đô thị; Cung cấp điện, nước sạch cho vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo).

NHÓM CÔNG VIỆCBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIVVVIVII
a) Nhóm I (điều kiện lao động bình thường)1,551,832,162,553,013,564,20
b) Nhóm II (điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)1,671,962,312,713,193,744,40
c) Nhóm III (điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)1,782,102,482,923,454,074,80

7. Trồng bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sinh thái, rừng ngập mặn lấn biển

NHÓM CÔNG VIỆCBẬC/HỆ SỐ L­ƯƠNG
IIIIIIIVVVI
a) Trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng kinh tế và rừng phòng hộ trung du, ven biển1,672,012,422,903,494,20
b) Giống cây rừng, trồng chăm sóc, bảo vệ rừng kinh tế và rừng phòng hộ vùng núi cao1,782,132,563,063,674,40
c) Điều tra rừng, chống cháy rừng1,952,342,823,394,074,90

8. Dịch vụ điều hành bay; quản lý, bảo trì cảng hàng không

CHỨC DANHBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIVV
a) Kiểm soát viên không lưu     
– Cấp I2,232,583,003,484,03
– Cấp II2,903,273,694,164,70
– Cấp III3,804,204,635,115,65
b) Không báo, thủ tục bay, hiệp đồng thông báo bay, kiểm soát mặt đất, tìm kiếm cứu nạn, khí tượng hàng không     
– Cấp I2,002,352,763,243,80
– Cấp II2,102,452,863,343,90
c) An ninh, an toàn hàng không     
– Cấp I1,952,272,653,093,60
– Cấp II2,052,402,813,293,85
– Cấp III2,152,532,993,524,15
d) Công nhân kỹ thuật hàng không     
– Cấp I     
+ Loại I2,082,362,693,063,48
+ Loại II2,152,472,843,283,75
– Cấp II     
+ Loại I2,683,003,353,754,18
+ Loại II2,803,173,594,064,60
– Cấp III     
+ Loại I3,383,704,064,454,88
+ Loại II3,603,974,394,845,35

9. Dịch vụ bảo đảm hàng hải: hoa tiêu, thông tin duyên hải, bảo đảm an toàn hàng hải; đóng mới, sửa chữa các phương tiện thủy chuyên dùng phục vụ tìm kiếm cứu nạn

a) Hoa tiêu

CHỨC DANHBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
III
– Ngoại hạng6,16 
– Hạng I5,195,75
– Hạng II4,164,68
– Hạng III3,303,73

b) Công nhân các trạm đèn sông, đèn biển

CHỨC DANHBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIVV
– Quản lý vận hành luồng tàu sông1,652,082,633,193,91
– Trạm đèn biển xa đất liền dưới 50 hải lý1,752,222,793,584,68
– Trạm đèn biển xa đất liền từ 50 hải lý trở lên1,932,392,953,804,92

c) Thông tin duyên hải

CHỨC DANHBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIVVVIVIIVIII
– Khai thác viên        
+ Trình độ cao đẳng trở lên2,352,663,103,684,36   
+ Trình độ trung cấp1,932,392,803,303,91   
+ Trình độ công nhân kỹ thuật1,602,012,442,853,30   
– Kiểm soát viên về khai thác        
+ Trình độ đại học trở lên2,813,123,534,064,68   
+ Trình độ cao đẳng2,352,663,083,574,16   
– Kiểm soát viên kỹ thuật        
+ Trình độ đại học trở lên2,993,353,854,435,19   
+ Trình độ cao đẳng2,512,883,373,974,68   
– Kỹ thuật viên        
+ Trình độ đại học trở lên        
Loại I2,342,652,963,273,583,894,204,51
Loại II2,452,783,103,433,764,074,514,80
+ Trình độ cao đẳng trở xuống        
Loại I1,551,832,162,553,013,564,20 
Loại II1,782,102,482,923,454,074,80 

d) Đóng mới, sửa chữa các phương tiện thủy chuyên dùng phục vụ tìm kiếm cứu nạn; cơ khí, điện, điện tử – tin học

NHÓM CÔNG VIỆCBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIVVVIVII
– Nhóm I (điều kiện lao động bình thường)1,551,832,162,553,013,564,20
– Nhóm II (điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)1,671,962,312,713,193,744,40
– Nhóm III (điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)1,782,102,482,923,454,074,80

đ) Xây dựng công trình bảo đảm an toàn hàng hải

NHÓM CÔNG VIỆCBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIVVVIVII
– Nhóm I (điều kiện lao động bình thường)1,551,832,162,553,013,564,20
– Nhóm II (điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)1,671,962,312,713,193,744,40
– Nhóm III (điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)1,852,182,563,013,544,174,90

e) Thuyền viên và công nhân viên tàu trục vớt và cứu hộ, tàu thay thả phao, tàu tìm kiếm cứu nạn hàng hải

CHỨC DANH THEO LOẠI TÀUBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
Dưới 3000 CVTừ 3000 CV đến 4000 CVTrên 4000 CV
* Tàu trục vớt và cứu hộ, tàu thả phao
– Thuyền trưởng5,195,415,415,755,756,10
– Máy trưởng4,925,195,195,415,415,75
– Đại phó, máy 24,564,884,885,195,195,41
– Thuyền phó 2, máy 34,374,684,684,924,925,19
– Thuyền phó 3, máy 44,164,374,374,684,684,92
– Sĩ quan điện4,164,374,374,684,684,92
– Sĩ quan kinh tế, vô tuyến điện và thủy thủ trưởng3,503,733,733,913,914,16
CHỨC DANH KHÔNG THEO LOẠI TÀUBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIV
– Thợ máy kiêm cơ khí2,512,833,283,91
– Thợ máy, điện, vô tuyến điện2,352,663,123,73
– Thủy thủ2,182,593,083,73
– Phục vụ viên1,751,992,352,66
– Cấp dưỡng1,932,382,743,15
CHỨC DANH THEO LOẠI TÀUBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
Dưới 3000 CVTừ 3000 CV đến 4000 CVTrên 4000 CV
* Tìm kiếm cứu nạn hàng hải
– Thuyền trưởng5,455,685,686,046,046,41
– Máy trưởng5,175,455,455,685,686,04
– Đại phó, máy 24,795,125,125,455,455,68
– Thuyền phó 2, máy 3, bác sĩ tàu4,594,914,915,175,175,45
– Thuyền phó 3, máy 4, y sĩ tàu4,374,594,594,914,915,17
– Sĩ quan điện, y tá tàu4,374,594,594,914,915,17
– Sĩ quan kinh tế, vô tuyến điện và thủy thủ trưởng, nhân viên cứu nạn3,683,923,924,114,114,37
CHỨC DANH KHÔNG THEO LOẠI TÀUBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIV
– Thợ máy kiêm cơ khí2,642,973,444,11
– Thợ máy, điện, vô tuyến điện2,472,793,283,92
– Thủy thủ2,292,723,233,92
– Phục vụ viên1,842,092,472,79
– Cấp dưỡng2,032,502,883,31
          

f) Thuyền viên và công nhân viên tàu vận tải biển, vận tải sông

– Tàu vận tải biển, vận tải sông không theo loại tàu

CHỨC DANH KHÔNG THEO LOẠI TÀUBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIV
* Tàu vận tải biển
+ Thủy thủ2,182,593,083,73
+ Thợ máy kiêm cơ khí, thợ bơm2,512,933,494,16
+ Thợ máy, điện, vô tuyến điện2,352,723,253,91
+ Phục vụ viên1,751,992,352,66
+ Cấp dưỡng1,932,382,743,15
* Tàu vận tải sông và sang ngang
+ Thủy thủ    
Vận tải dọc sông1,932,182,512,83
Vận tải sang ngang2,122,392,763,11
+ Thợ máy, thợ điện    
Vận tải dọc sông2,052,352,662,99
Vận tải sang ngang2,252,582,923,28
+ Phục vụ viên1,551,752,052,35

– Tàu vận tải biển theo loại tàu

CHỨC DANH THEO 
LOẠI TÀU
BẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
Dưới 200 GRTTừ 200 GRT đến 499 GRTTừ 500 GRT đến 1599 GRTTừ 1600 GRT đến 5999 GRTTừ 6000 GRT đến 9999 GRTTừ 10000 GRT trở lên
+ Thuyền trưởng4,564,884,885,195,195,415,415,756,166,506,657,15
+ Máy trưởng4,364,564,564,884,885,195,195,415,756,166,286,65
+ Đại phó, máy 24,144,364,364,564,564,884,885,195,415,755,946,28
+ Thuyền phó 2, máy 33,663,913,914,164,164,374,374,684,885,195,285,62
+ Thuyền phó 3, máy 4    3,914,164,164,374,684,885,005,28
+ Sĩ quan điện    3,914,164,164,374,684,885,005,28
+ Sĩ quan kinh tế, vô tuyến điện    3,663,913,914,164,374,684,685,00
+ Thủy thủ trưởng  3,503,663,663,913,914,164,374,684,685,00

– Tàu vận tải sông theo loại tàu

CHỨC DANH THEO LOẠI TÀUBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
Loại ILoại IILoại IIILoại IV
+ Thuyền trưởng2,812,993,733,914,144,364,684,92
+ Đại phó, máy trưởng2,512,663,173,303,553,764,164,37
+ Thuyền phó 2, máy 2  2,662,812,933,103,553,76

Ghi chú:

Loại I: Phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có trọng tải động cơ có công suất máy chính từ 5 CV đến 15 CV hoặc sức chở từ 5 người đến 12 người;

Loại II: Tàu khách có sức chở từ trên 12 người đến 50 người, phà có trọng tải toàn phần đến 50 tấn, đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 400 tấn, phương tiện có tổng công suất máy chính từ trên 15 CV đến 150 CV;

Loại III: Tàu khách có sức chở từ trên 50 người đến dưới 100 người, phà có trọng tải toàn phần trên 50 tấn đến 150 tấn, phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 150 tấn đến dưới 500 tấn, đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 400 tấn đến 1000 tấn, phương tiện có tổng công suất máy chính từ trên 150 CV đến 400 CV;

Loại IV: Tàu khách có sức chở trên 100 người, phà có trọng tải toàn phần trên 150 tấn, phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 500 tấn, đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1000 tấn, phương tiện có tổng công suất máy chính trên 400 CV.

10. Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích

CHỨC DANHBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIVV
a) Vận chuyển bưu chính1,521,932,392,843,30
b) Khai thác bưu chính và phát hành báo chí1,652,082,553,063,73
c) Khai thác điện thoại, giao dịch, tiếp thị, mua, bán sản phẩm và dịch vụ1,602,012,442,853,30
d) Kiểm soát viên doanh thác bưu chính viễn thông, tài chính bưu điện1,932,392,803,303,91
đ) Kiểm soát viên kỹ thuật2,182,552,983,504,16

11. Vận chuyển, cung ứng hàng hóa và dịch vụ thiết yếu phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa

CHỨC DANHBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIVV
a) GIAO NHẬN HÀNG HÓA     
– Giao nhận hàng hóa, mua và bán hàng hóa1,802,282,863,383,98
– Thủ kho1,752,212,783,303,85
– Bảo vệ tuần tra, canh gác tại các kho1,752,152,703,203,75
– Bảo quản và giao nhận hàng hóa trong các kho, giao nhận hàng sông1,451,772,282,793,30
b) BỐC XẾP     
– Cơ giới     
+ Loại I2,252,853,554,30 
+ Loại II2,553,203,904,68 
– Thủ công2,202,853,564,35 

12. Kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới

CHỨC DANHBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIVVVIVIIVIIIIXXXIXII
a) Kỹ sư cao cấp6,206,566,927,287,648,00      
b) Kỹ sư chính4,404,745,085,425,766,106,446,78    
c) Kỹ sư2,342,673,003,333,663,994,324,654,98   
d) Nhân viên kỹ thuật1,651,832,012,192,372,552,732,913,093,273,453,63

13. Một số chức danh công việc đặc thù

a) Tàu công trình nạo vét biển

CHỨC DANH THEO LOẠI TÀUBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
Tàu hút, tàu cuốc từ 300m³/h đến dưới 800m³/hTàu hút, tàu cuốc từ 800m³/h trở lên
– Thuyền trưởng tàu hút bụng5,195,415,415,75
– Máy trưởng, thuyền trưởng tàu cuốc, tàu hút phun, tàu NV bằng gầu ngoạm4,925,195,195,41
– Điện trưởng, đại phó tàu cuốc; kỹ thuật viên cuốc 1, tàu hút bụng; thuyền phó 2, máy 3 tàu hút bụng; máy 3, kỹ thuật viên cuốc 2 tàu cuốc, tàu hút phun, tàu NV bằng gầu ngoạm4,374,684,684,92
– Đại phó, máy 2 tàu hút bụng; máy 2, kỹ thuật viên cuốc 1 tàu cuốc, tàu hút phun, tàu NV bằng gầu ngoạm4,684,924,925,19
– Thuyền phó 2 tàu cuốc, kỹ thuật viên cuốc 2 tàu hút; thuyền phó 3, máy 4 tàu hút bụng; máy 3, kỹ thuật viên cuốc 3 tàu cuốc, tàu hút phun, tàu NV bằng gầu ngoạm4,164,374,374,68
– Thuyền phó 3 tàu cuốc, tàu hút phun, tàu NV bằng gầu ngoạm, kỹ thuật viên cuốc 3 tàu hút bụng3,914,164,164,37
– Quản trị trưởng, thủy thủ trưởng3,503,733,733,91
CHỨC DANH KHÔNG THEO LOẠI TÀUBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIV
– Thợ máy kiêm cơ khí2,512,833,283,91
– Thợ máy, điện, điện báo2,352,663,123,73
– Thủy thủ, thợ cuốc2,182,593,083,73
– Phục vụ viên1,751,992,352,66
– Cấp dưỡng1,932,382,743,15

b) Tàu công trình nạo vét sông

CHỨC DANH THEO LOẠI TÀUBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
Tàu hút dưới 150m³/hTàu hút từ 150m³/h đến 300m³/hTàu hút trên 300m³/h, tàu cuốc dưới 300m³/h
– Thuyền trưởng3,914,164,374,684,885,19
– Máy trưởng3,503,734,164,374,715,07
– Điện trưởng    4,164,36
– Máy 2, kỹ thuật viên cuốc 13,483,714,094,304,684,92
– Máy 3, kỹ thuật viên cuốc 23,173,503,733,914,374,68
– Máy 4, kỹ thuật viên cuốc 3    4,164,36
– Quản trị trưởng, thủy thủ trưởng    3,503,73
CHỨC DANH KHÔNG THEO LOẠI TÀUBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIV
– Thợ máy, điện, điện báo2,052,352,662,99
– Thủy thủ1,932,182,512,83
– Phục vụ viên1,551,752,052,35
– Cấp dưỡng1,751,992,352,66
         

c) Thuyền trưởng, thuyền phó, máy 1, máy 2 của tàu, ca nô, cần cẩu nổi, búa đóng cọc nổi và tàu đóng cọc

CHỨC DANHTàu, ca nô có công suất máy chính từ 5CV đến 150CVTàu, ca nô có công suất máy chính trên 150CV; cần cẩu nổi; tàu đóng cọc
Cấp bậc thợ
IIIIII
– Thuyền trưởng3,733,914,144,36
– Thuyền phó 1, máy 13,173,303,553,76
– Thuyền phó 2, máy 22,662,812,933,10
      

d) Thợ lặn

CHỨC DANHBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIV
– Thợ lặn2,993,283,724,15
– Thợ lặn cấp I4,675,27  
– Thợ lặn cấp II5,75   

II. LAO ĐỘNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ, THỪA HÀNH, PHỤC VỤ

1. Lao động chuyên môn, nghiệp vụ

CHỨC DANHBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIVVVIVIIVIIIIXXXIXII
a) Chuyên viên cao cấp, kỹ sư cao cấp5,585,926,266,60        
b) Chuyên viên chính, kỹ sư chính4,004,334,664,995,325,65      
c) Chuyên viên, kỹ sư2,342,652,963,273,583,894,204,51    
d) Cán sự, kỹ thuật viên1,801,992,182,372,562,752,943,133,323,513,703,89

2. Lao động bảo vệ, thừa hành, phục vụ

CHỨC DANHBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIVVVIVIIVIIIIXXXIXII
a) Bảo vệ1,651,992,402,723,09       
b) Nhân viên văn thư1,351,531,711,892,072,252,432,612,792,973,153,33
c) Nhân viên phục vụ1,001,181,361,541,721,902,082,262,442,622,802,98

3. Lái xe

NHÓM XEBẬC/HỆ SỐ LƯƠNG
IIIIIIIV
a) Xe con, xe tải, xe cẩu dưới 3,5 tấn, xe khách dưới 20 ghế2,182,573,053,60
b) Xe tải, xe cẩu từ 3,5 tấn đến dưới 7,5 tấn, xe khách từ 20 ghế đến dưới 40 ghế2,352,763,253,82
c) Xe tải, xe cẩu từ 7,5 tấn đến dưới 16,5 tấn, xe khách từ 40 ghế đến dưới 60 ghế2,512,943,444,05
d) Xe tải, xe cẩu từ 16,5 tấn đến dưới 25 tấn, xe khách từ 60 ghế đến dưới 80 ghế2,663,113,644,20
đ) Xe tải, xe cẩu từ 25 tấn đến dưới 40 tấn, xe khách từ 80 ghế trở lên2,993,504,114,82
e) Xe tải, xe cẩu từ 40 tấn trở lên3,203,754,395,15

III. PHỤ CẤP LƯƠNG

1. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Phụ cấp khu vực gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 áp dụng đối với người lao động làm việc ở địa bàn mà Nhà nước quy định cán bộ, công chức làm việc ở địa bàn này được hưởng phụ cấp khu vực.

3. Phụ cấp lưu động gồm 3 mức: 0,6; 0,4 và 0,2 áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở, như thi công các công trình xây dựng; khảo sát, tìm kiếm, khoan thăm dò khoáng sản; khảo sát, đo đạc địa hình, địa chính, khảo sát xây dựng chuyên ngành, sửa chữa, duy tu đường bộ, đường sắt; nạo vét công trình đường thủy và công việc có điều kiện tương tự.

4. Phụ cấp trách nhiệm công việc gồm 4 mức: 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1 áp dụng đối với người lao động làm một số công việc thuộc công tác quản lý (như tổ trưởng, tổ phó, đội trưởng, đội phó, quản đốc, đốc công, trưởng ca, phó trưởng ca, trưởng kíp, phó trưởng kíp và chức danh tương tự) hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao (như thủ quỹ, thủ kho, kiểm ngân và chức danh tương tự).

5. Phụ cấp thu hút gồm 4 mức: 20%, 30%, 50% và 70% so với mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, áp dụng đối với người lao động đến làm ở vùng kinh tế mới, vùng có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn, công trình cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện mà Nhà nước quy định có phụ cấp thu hút.

Để tính phụ cấp thu hút vào công thức (1) của Thông tư này thì phải quy đổi mức phụ cấp thu hút thành hệ số phụ cấp như sau:

Ví dụ 1: Nhóm lao động được hưởng phụ cấp thu hút mức 20%, có hệ số lương cấp bậc bình quân là 3,0 thì hệ số phụ cấp thu hút để tính vào công thức (1) được quy đổi thành 20% x 3,0 = 0,6.

6. Phụ cấp chức vụ: áp dụng đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng (ban), gồm:

CHỨC DANHHỆ SỐ PHỤ CẤP
Tổng công ty và tương đươngCông ty
a) Trưởng phòng và tương đương0,60,5
b) Phó trưởng phòng và tương đương0,50,4

Ghi chú:

– Hệ số phụ cấp chức vụ theo hạng Tổng công ty và tương đương áp dụng đối với những sản phẩm, dịch vụ công ích đòi hỏi đơn vị thực hiện phải có quy mô lớn tương đương hạng tổng công ty.

– Hệ số phụ cấp chức vụ theo hạng công ty áp dụng đối với các sản phẩm, dịch vụ công ích còn lại.

7. Hệ số không ổn định sản xuất: không quá 15% lương cấp bậc, chức vụ, áp dụng đối với các công trình xây dựng cơ bản có tính chất không ổn định.

Để tính hệ số không ổn định sản xuất vào công thức (1) của Thông tư này thì phải quy đổi hệ số không ổn định sản xuất như sau:

Ví dụ 2: Nhóm lao động được hưởng hệ số không ổn định sản xuất mức 10%, có hệ số lương cấp bậc bình quân là 3,0 thì hệ số không ổn định sản xuất để tính vào công thức (1) được quy đổi thành 10% x 3,0 = 0,3.

IV. LAO ĐỘNG QUẢN LÝ

CHỨC DANHMỨC LƯƠNG CƠ BẢN(Triệu đồng/tháng)
Tổng công ty và tương đươngCông ty
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty3127
2. Tổng giám đốc, Giám đốc3026
3. Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên chuyên trách, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc2723
4. Kế toán trưởng2521

Ghi chú:

– Mức lương theo hạng Tổng công ty và tương đương áp dụng đối với những sản phẩm, dịch vụ công ích đòi hỏi đơn vị thực hiện phải có quy mô lớn tương đương hạng tổng công ty.

– Mức lương theo hạng công ty áp dụng đối với các sản phẩm, dịch vụ công ích còn lại./.


Bộ/ngành/địa phương (cơ quan duyệt giá) ………………..
Biểu mẫu số 1

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIỀN LƯƠNG TRONG GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH
NĂM ………………

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 7 năm 2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

SttDanh mục sản phẩm, dịch vụ công íchTên đơn vị trúng thầu hoặc được đặt hàng, giao kế hoạch thực hiệnLoại lao độngHcbHpcHđcTLcbăn cakhácVùng áp dụngGhi chú
1Sản phẩm ACông ty A– Lao động trực tiếp        
– Lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ        
– Lao động quản lý        
2Dịch vụ BCông ty B– Lao động trực tiếp        
– Lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ        
– Lao động quản lý        
3…………………..……………………….– Lao động trực tiếp        
– Lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ        
– Lao động quản lý        

Ghi chú:

(1) Hcb, Hpc, Hđc, TLcb, MLngày công, CĐăn ca và CĐkhác theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH. Trong đó, Hđc được tính bình quân gia quyền theo từng loại lao động.

(2) Vùng áp dụng: địa bàn thuộc vùng I, II, III, IV được thực hiện theo địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, thực hiện theo Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 của Chính phủ). Trường hợp sản phẩm dịch vụ do công ty thực hiện ở nhiều địa bàn thì ghi theo vùng chủ yếu (ví dụ: Sản phẩm A có Vùng áp dụng là II).

(3) Tên sản phẩm, dịch vụ ghi theo danh mục A và danh mục B quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.

………., ngày……tháng……năm……..
Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)
………., ngày……tháng……năm……..
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Doanh nghiệp/tổ chức (Đơn vị thực hiện) ………………..Biểu mẫu số 2   

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIỀN LƯƠNG TRONG GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH
NĂM ………………

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 7 năm 2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

SttDanh mục sản phẩm, dịch vụ công íchLoại lao độngHcbHpcHđcTLcbăn cakhácVùng áp dụngGhi chú
1Sản phẩm A– Lao động trực tiếp        
– Lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ        
– Lao động quản lý        
2Dịch vụ B– Lao động trực tiếp        
– Lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ        
– Lao động quản lý        
3……………..– Lao động trực tiếp        
– Lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ        
– Lao động quản lý        

Ghi chú:

(1) Hcb, Hpc, Hđc, TLcb, MLngày công, CĐăn ca và CĐkhác theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH. Trong đó, Hđc được tính bình quân gia quyền theo từng loại lao động.

(2) Vùng áp dụng: địa bàn thuộc vùng I, II, III, IV được thực hiện theo địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, thực hiện theo Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 của Chính phủ). Trường hợp sản phẩm dịch vụ do công ty thực hiện ở nhiều địa bàn thì ghi theo vùng chủ yếu (ví dụ: Sản phẩm A có Vùng áp dụng là II).

(3) Tên sản phẩm, dịch vụ ghi theo danh mục A và danh mục B quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.

………., ngày……tháng……năm……..
Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)
………., ngày……tháng……năm……..
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)